Màu sắc luôn là yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất đến cảm nhận của người xem. Thế nên, nắm vững lý thuyết màu sắc, biểu tượng văn hóa và mối quan hệ giữa các màu sắc chính là điều cần thiết để trở thành một nghệ sĩ và nhà thiết kế chuyên nghiệp.
Lấy thử màu đỏ làm ví dụ. Khi trông thấy biển báo màu đỏ trong một tòa nhà công cộng hoặc biển báo đường đỏ, bạn ngay lập tức biết rằng đó có thể là dấu hiệu cảnh báo từ một nguy hiểm tiềm tàng mà không cần biết được nội dung hoặc hình dạng của biển báo đó. Tuy nhiên, cũng lưu ý một số hiểu lầm văn hóa màu sắc vì ở khu vực Đông Á, màu đỏ lại biểu thị cho sự may mắn và thịnh vượng đó.
Ngoài ra, màu sắc có thể châm ngòi cho một số phản ứng cảm xúc, ví dụ màu vàng giúp cổ vũ tinh thần tích cực trong khi màu xanh dương tạo cảm giác yên bình, dịu nhẹ.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các màu sắc sẽ luôn được cố định, bạn có thể sử dụng nhiều cách, có thể là phương pháp bánh xe màu để tạo nên những sự kết hợp màu hợp lý, phù hợp với ý đồ tạo dựng cho tác phẩm nghệ thuật của mình. Hãy cùng đến với 5 mách nhỏ về màu bên dưới đây nhé!
1. Màu sắc ảnh hưởng đến nhận thức một cách tinh tế
Các đạo diễn phim thường lấy cảm hứng từ màu sắc và sử dụng nó để tạo nên không khí cũng như phong cách điện ảnh mình mong muốn.
Một số đạo diễn sử dụng màu sắc một cách rất thận trọng, để giúp người xem hiểu được họ đang ở đâu trong một bộ phim và ‘đóng dấu’ nó theo phong cách riêng của họ. Jean-Pierre Jeunet sở hữu một phong cách và ngôn ngữ trực quan rất khác biệt trong tất cả các bộ phim của ông. Từ bộ phim Delicatessen, màu sắc được sử dụng để truyền tải bầu không khí, ngay cả khi nó không chính xác so với màu sắc ngoài đời thực. Thực sự mà nói, việc sử dụng màu sắc luôn nghiên nhiều về nhận thực hơn là hiện thực, hãy thử chiêm nghiệm điều đó.
2. Các liên kết màu tạo ra sự phản ứng xúc cảm
Nhận thức là chìa khóa giao tiếp về cách sử dụng màu sắc của bạn.
Ánh trăng không có màu xanh, nhận thức thị giác chỉ đang đánh lừa chúng ta mà thôi. Khi chúng ta nhìn lên mặt trăng, những gì chúng ta đang thực sự thấy là ánh sáng trắng của mặt trời phản chiếu lại chúng ta trên bề mặt màu xám của mặt trăng. Không có gì để cho ánh sáng đó có tone màu xanh cả. Vậy tại sao trong phim ảnh, ánh trắng lại có màu xanh? Bởi vì chúng ta cùng có một sự hiểu biết chung về màu sắc và ý nghĩa của nó, chúng ta chấp nhận màu xanh như một đêm trăng sáng dịu và màu đỏ như ánh sáng ban ngày khốc liệt. Đó chính là cách nhận thức giao tiếp qua cách sử dụng màu sắc của chúng ta.
3. Màu sắc có thể thêm bớt độ ấm
Nhiệt độ liên quan đến tone màu ‘ấm’ hoặc tone màu ‘mát’.
Nhiệt độ liên quan đến tone màu ‘ấm’ hoặc tone màu ‘mát’. Mặc dù chúng ta có các giá trị toán học thực tế để chứng minh cho điều này qua học thuyết nhiệt độ được xác minh bởi nhà khoa học Kelvins, hay còn gọi là nhiệt độ K – hầu hết mọi người đề cập quang phổ như một chuỗi màu bắt đầu từ đỏ ấm áp đến xanh lam mát lạnh, trong đó, độ bão hòa (saturation) là thước đo của màu. Cách dễ nhất để hình dung điều này là để cài đặt màu màn hình TV thành đen và trắng, hãy giảm độ bão hòa màu, bạn sẽ chỉ còn lại các sắc thái khác nhau của màu xám.
4. Sử dụng các công cụ màu để chọn ra bảng màu phù hợp
Các công cụ như Adobe CC có thể giúp bạn tăng tốc độ hiểu biết về màu sắc.
Mặc dù không có sự thay thế cho việc học và quan sát, chúng ta vẫn có được những công cụ hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ hiểu biết về màu sắc và hỗ trợ hiệu quả. Bạn có thể sử dụng bánh xe màu như một phương pháp truyền thống để có nhiều lựa chọn và khám phá vì các lý do khác nhau hoặc các ứng dụng tiện dụng như Adobe Color CC, một phần mềm của Creative Cloud.
5. Trải nghiệm với Adobe Color
Tìm kiếm bảng màu bổ sung chưa bao giờ dễ dàng hơn thế.
Bạn có thể thiết lập chế độ trong Adobe Color thành Complementary (Màu đối lập) và thấy rằng màu xanh dương đối diện với màu cam trên bánh xe màu.
Tất cả những gì cần làm bây giờ là thay đổi độ bão hòa bằng cách sử dụng các mũi tên đánh dấu, và sau đó tinh chỉnh các kết quả. Thực sự dễ dàng để thiết lập một bảng màu thống nhất trong công việc của bạn đúng không nào?