Nhiều nền kinh tế phát triển ở châu Á phải đối mặt với nguy cơ già đi trước khi họ trở nên giàu có. Nhóm tuổi lao động (15 – 64 tuổi) ở một số quốc gia thậm chí sẽ giảm đáng kể. Đồng thời, các quốc gia này cũng phải đối mặt với quá trình lão hóa của lực lượng lao động hiện tại.
Lực lượng lao động ở Hồng Kông, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ giảm 10% từ năm 2017 đến năm 2030. Trong giai đoạn 2015 - 2050, tuổi trung bình của lực lượng lao động trong khu vực này dự kiến sẽ tăng từ 37 lên 40 tuổi.
Lão hóa sớm gia tăng lo ngại rằng một số quốc gia sẽ gặp khó khăn cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội và các chương trình hỗ trợ thu nhập cho người già trong khi tiếp tục kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.
Một cách để nâng cao năng suất của các nền kinh tế ở châu Á đang già đi nhanh chóng là khai thác công nghệ. Thay đổi công nghệ là một yếu tố quan trọng giúp gia tăng số lượng nhân lực trên độ tuổi nghỉ hưu hiện tại tham gia vào lực lượng lao động cũng như năng suất của những người lao động này.
Kinh nghiệm từ các nền kinh tế tiên tiến đã trải qua quá trình già hóa cho thấy tận dụng nguồn lao động cao tuổi là một ý tưởng khả thi, nếu nhận được sự chú ý nhiều hơn trong các chính sách cũng như các biện pháp sáng tạo và chủ động hơn. Các nghiên cứu cho thấy tăng trưởng của các nền kinh tế này dù ở mức vừa phải (so với một số nền kinh tế thu nhập trung bình nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh) nhưng được duy trì liên tục.
Các quốc gia châu Á phát triển cần phải khai thác công nghệ để khắc phục những hậu quả tiêu cực do lực lượng lao động hợp đồng và đang già đi, đồng thời tối đa hóa lợi ích của tuổi thọ cao cho tăng trưởng toàn diện và bền vững. Tuy nhiên, các lợi ích này không tự nhiên mà có. Dưới đây là 3 cách các quốc gia châu Á có thể sử dụng công nghệ để tận dụng tối đa dân số già.
Đầu tiên, đổi mới và áp dụng công nghệ phải được tích cực thúc đẩy thông qua cung cấp đủ kinh phí cho R&D. Các quốc gia có nguy cơ lão hóa cao nhất nên làm mọi cách để thúc đẩy đổi mới và áp dụng công nghệ liên quan đến tuổi tác và học tập trọn đời, đồng thời cung cấp môi trường làm việc thuận lợi cho những người lao động cao tuổi.
Đặc biệt, các chính phủ cần tăng cường những nỗ lực đáp ứng nhu cầu và những mối quan tâm cụ thể của người cao tuổi. Ví dụ, tùy chỉnh các thiết bị kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu của người già, như điện thoại thông minh thân thiện với những người dùng lớn tuổi ở Nhật Bản, có thể thúc đẩy khả năng truy cập công nghệ của họ. Người cao tuổi cũng thích tìm hiểu về công nghệ và thiết bị mới thông qua đào tạo không chính thức (từ gia đình và bạn bè) thay vì các chương trình đào tạo chính quy.
Thứ hai, để thu hút nhiều người cao niên hơn vào công việc sản xuất, chính phủ và các doanh nghiệp cần cung cấp cơ hội học tập trọn đời và tiếp tục nâng cao các kỹ năng dựa trên hoặc không dựa trên kinh nghiệm. Điều quan trọng là cung cấp cho người lao động ở mọi lứa tuổi cơ hội liên tục nâng cao kỹ năng sẵn có và học tập các kỹ năng mới trong suốt sự nghiệp của họ đồng thời phát triển nguồn nhân lực cũng như phân bổ nguồn lực để thúc đẩy đổi mới và thích ứng công nghệ.
Cuối cùng, bước thứ ba là tăng cường tính luân chuyển xuyên biên giới cho người lao động, giúp giảm tình trạng thiếu lao động và làm trái nghề ở nhiều nước châu Á đang phát triển. Các quốc gia trẻ và đông đúc có thể bổ sung cho quá trình chuyển đổi nhân khẩu học ở các quốc gia già hóa.
Để làm được điều này, các nước cần đầu tư và phát triển khả năng kết nối và kỹ năng, giảm rào cản luân chuyển lao động và di cư, đồng thời tăng cường hợp tác khu vực để giải quyết những thách thức chung.
Châu Á đang già hóa nhưng châu lục này vẫn có thể đạt được tăng trưởng mạnh mẽ, toàn diện. Lợi ích tuổi thọ có thể đạt được từ tận dụng tối đa dân số giá bằng cách tận dụng tài năng, kỹ năng và kinh nghiệm của họ thông qua công nghệ.
K Nguyễn
Theo Thời Đại