Năm 2017 là cột mốc đáng nhớ với nhóm làm phim của RICE & Partners. Fanpage RICE đã nhận được chú ý từ cộng đồng mạng với 2 series đăng trên Facebook.
Đó là series Trading Places – Chuyện về những chung cư cũ ở Sài Gòn (43,8K lượt tiếp cận, 1,9K lượt tương tác) và Moonlighting – Chân dung dị biệt về đêm của những nghệ sĩ underground (25,4K lượt tiếp cận và 782 lượt tương tác). Tất cả các số liệu trên đều tăng tự nhiên (organic).
Không phải là một Agency, cũng không hẳn là một Production House, RICE & Partners tự giới thiệu mình là một Content Company với sứ mệnh tiếp cận các nhóm cộng đồng ở nhiều phân khúc khác nhau. Họ muốn đem lại cho từng nhóm khán giả những nội dung thực sự có giá trị bằng những nguyên tắc cơ bản trong báo chí và làm phim tài liệu.
Chính những nguyên tắc ấy đã làm nên sự thành công của Trading Places và Moonlighting. Trước khi bấm máy, nhóm làm phim đã dành ra hàng tuần liền để lắng nghe câu chuyện của từng nhân vật. Họ cố gắng bước lại gần nhất có thể, kết bạn và xây dựng niềm tin với nhân vật. Khi những nghi ngại, phòng vệ biến mất là lúc họ khắc họa được chân dung nhân vật chân thực và mộc mạc đến không ngờ.
Trong Trading Places, nhóm làm phim đến bắt chuyện với những người đang sống trong khu chung cư cũ ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp. Phim là những mẩu tự sự của các thân phận đã gắn bó cả đời với nơi đây, những ngậm ngùi khi nhìn biểu tượng của Sài Gòn dần phai nhạt, những chiêm nghiệm về thời vàng son và những thay đổi hao mòn. Khán giả bị hút vào những câu chuyện đời thường giản dị như vậy, và bắt đầu có phản hồi tích cực với series này.
Moonlighting tập 2 nói về hostel ở Chaosdowntown cũng đã gây được ấn tượng với khán giả và chạm đến những người theo đuổi nghệ thuật underground. Bối cảnh đương đại của xã hội Việt Nam khiến những kẻ lệch chuẩn, những cái đầu nổi loạn, những tâm hồn khó hòa nhập với đám đông cần một nơi lưu trú. Chaosdowntown là góc nhỏ như thế nơi họ tạm lánh khỏi sự lạc lõng ngoài kia. Và tập phim như thay họ giãi bày những tâm sự sâu kín nhưng mãnh liệt nhất trong thế giới bí mật ấy.
Hàng ngày, chúng ta nghiên cứu insight, tìm hiểu thông tin, tra cứu số liệu hoạch định chiến lược marketing. Chúng ta nghiên cứu thị trường thứ cấp và sơ cấp. Tuy vậy, chúng ta đã bao giờ trực tiếp hỏi chuyện họ? Đã có marketer, planner hay creative nào có một cuộc trò chuyện thực sự với những cá thể của các cộng đồng đó chưa?
RICE thấu hiểu đời sống của họ, nghe những câu chuyện của họ và kết bạn với họ một cách chân thành.
Trong làm phim tài liệu, nguyên tắc tiên quyết là nói chuyện với con người. RICE thấu hiểu đời sống của họ, nghe những câu chuyện của họ và kết bạn với họ một cách chân thành. Những câu chuyện của họ được các nhà làm phim gói ghém lại và gửi tới khán giả. Thước phim chạm đến người xem bằng những khía cạnh rất đời thường, rất con người.
Phương pháp đó dường như là một cách nghiên cứu thị trường sơ cấp “đặc biệt”, nơi không còn những bảng hỏi cứng nhắc, những buổi phỏng vấn khô khan. Các marketer – filmmaker của RICE chủ động bước vào đời sống của đối tượng, thấu hiểu insight của khán giả một cách sâu sắc nhất. Với cách này, họ không chỉ mang đến những bộ phim tài liệu chân thực, mà còn có thể tư vấn, sáng tạo và sản xuất ra những content marketing đa dạng và hiệu quả.
Tất nhiên, muốn bán được thương hiệu thì các phương tiện truyền thông là không thể thiếu. Tuy vậy, phương pháp của RICE thực sự đã tạo nên cầu nối ngắn nhất từ thương hiệu đến khách hàng và ngược lại.