Chưa trôi qua được 1 tuần đầu của World Cup 2018 mà trọng tài video ( VAR ) đã cho thấy đây là một nhân tố quan trọng top đầu góp mặt trong mỗi trận đấu rồi. Kẻ khóc người cười cũng vì công nghệ VAR, nhưng dù thế nào đi nữa thì đó vẫn là những quyết định hết sức công bằng, chính xác hết chỗ chê, không có góc khuất hay mặt tối nào.
Nhưng bạn có chắc là đã thông hiểu tường tận mọi bí mật thú vị về công nghệ VAR này tại World Cup? Cùng khám phá top 5 sự thật ngã ngửa này nhé:
1. Trọng tài VAR ngồi phòng riêng cũng phải mặc đồng phục chỉnh tề
Dù không cần nháo nhác chạy đi chạy lại như các trọng tài truyền thống trên sân, tổ trọng tài trợ lý video làm việc trong phòng điều hành VAR vẫn phải mặc quần áo sân tập tử tế như mọi người khác trên sân.
Vẫn là bộ đồng phục áo vàng quen thuộc.
Lý giải cho điều này, ông Pierluigi Collina - chủ tịch hội đồng trọng tài FIFA - cho biết: "Đó là vì dù ở trong phòng riêng, họ vẫn sẽ đổ mồ hôi như khi chạy trên sân mà thôi. Đây không phải là công việc nhẹ nhàng như kiểu ngồi chơi xem lại vài tình tiết trận đấu có sẵn, uống cafe rồi ăn bánh. Nó thực sự rất căng thẳng và đòi hỏi tập trung cao độ, cho nên nếu đổ mồ hôi thì họ không thể ăn mặc cứng nhắc như những nhân viên văn phòng được."
Rõ ràng là vậy rồi, việc quy định mặc quần áo sân tập như vậy còn có ích cho tổ trọng tài VAR nữa chứ. Rất dễ hiểu, chất liệu quần áo sân tập luôn đảm bảo quy chuẩn thông thoáng và bay hơi tối ưu khi gặp mồ hôi, chứ không bị bít kín phần nào như những bộ quần áo sang trọng, lịch sự của dân văn phòng được.
2. Công nghệ VAR quyền lực nhưng vẫn thua trọng tài chính trên sân
Khi VAR dần phổ biến và xuất hiện chính thức ở World Cup, nhiều người tưởng rằng tổ trọng tài VAR có quyền quyết định cao hơn cả trọng tài truyền thống như trước. Nhưng thực ra những vị trọng tài chính chạy nháo nhào khắp mặt trận vẫn là ông vua sân cỏ.
Theo quy định chính thức của FIFA, tổ trọng tài VAR có quyền can thiệp đến những tình huống nhạy cảm nhất như thẻ phạt, penalty, bàn thắng nhưng đó là chỉ khi trọng tài chính ra hiệu cần dùng đến VAR để xem xét. Hơn nữa, kể cả khi đã có hình ảnh từ VAR, nếu cảm thấy không đủ tác động, trọng tài chính vẫn có thể giữ nguyên quyết định cũ của mình mà không cần thay đổi theo đó.
3. Phòng điều hành VAR nằm một nơi tách biệt trong thành phố Moscow
Ngoài những đối tác đã ký hợp đồng chính thức, phòng điều hành VAR là nơi tổng hợp những thông tin hình ảnh độc quyền từ chính FIFA để phục vụ mỗi khi cần thiết. Hơn nữa, quy trình làm việc của VAR còn bao gồm công khai hình ảnh của chính không gian phòng, kèm với băng hình video tình huống để đảm bảo sự chính xác, minh bạch, không có tác động từ "thế lực" nào bên ngoài.
Có lẽ vì thế nên nó phải được lưu hành cẩn mật nội bộ, tránh dư luận, cánh báo chí hay những cặp mắt bên ngoài biết đến mà làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình xử lý.
4. Hệ thống camera cho công nghệ VAR gồm tận 3 loại cao cấp riêng biệt
Có tổng cộng 33 chiếc camera lắp đặt trên mỗi sân vận động diễn ra trận đấu, nhưng không phải chiếc nào cũng giống chiếc nào. Đáng chú ý nhất, 8 trong số đó là loại camera quay siêu chậm, và 4 chiếc khác nữa trong số đó lại thuộc hạng quay "siêu siêu" chậm.
Tiếp tục, 2 chiếc camera khác thì được dành riêng cho khu vực theo dõi việt vị, không chung đụng nhiệm vụ nào còn lại cả. Chắc hẳn đó là những tình huống đặc biệt nhạy cảm nên cần tới camera túc trực liên tục để bắt từng khung hình kịp thời, rõ nét nhất.
5. VAR bị ghét ở nhiều nơi và nhiều người
Đúng vậy, không phải ai cũng cảm thấy vừa lòng về VAR. Họ không phàn nàn về chất lượng xử lý hay quy trình làm việc, mà là tính chất của nó. Với VAR, trọng tài truyền thống trên sân không còn mang quyền lực tối thượng như trước mà phải tham khảo ý kiến của nhiều phía trước khi một quyết định lớn được đưa ra.
Dù cho điều đó giúp cho bóng đá công bằng và chính xác hơn, nhưng khá nhiều fan hâm mộ cảm thấy tính chủ quan ngày trước bị mất đi, cùng với việc mỗi lần xử lý tình huống mất quá nhiều thời gian hơn, khiến họ cảm thấy tụt hứng mỗi khi xem một trận đấu vì bị gián đoạn.
NPQM
Trí Thức Trẻ