Có thể nói tại châu Á, Trung Quốc là quốc gia tiên phong trong việc áp dụng công nghệ thanh toán điện tử và hướng đến một xã hội không tiền mặt.
Đây thậm chí còn là một trong những nơi đầu tiên trên thế giới phát hành hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, với sự ra đời của thẻ điện tử tích hợp Octopus vào năm 1997. Kể từ đó, bất cứ ai có thẻ Octopus không còn phải sử dụng tiền xu trên xe bus, phà và xe điện, hoặc mua vé mỗi khi họ đi MTR.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, hệ thống đặt hàng và thanh toán online ở Trung Quốc không còn là một "lính" mới. Hình thức này được sử dụng rộng rãi từ trong các cửa hàng tiện lợi cho đến gian hàng bánh bên lề đường ở Bắc Kinh.
Các dịch vụ ví điện tử di động trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày cho hàng trăm triệu người dùng ở Trung Quốc, với Alipay và WeChat Pay là những cái tên thống trị.
Singapore cũng không ngừng nhập cuộc
Trong 2 năm trở lại đây, Singapore đang cố gắng chạy theo những công nghệ tiên tiến nhất của thế giới để nâng cao vị thế của mình như là một trung tâm tài chính và có thể cạnh tranh với các thành phố lớn khác trong khu vực.
Học hỏi Hồng Kông, quốc đảo sư tử cũng tiến hành thúc đẩy nhân dân chuyển sang sử dụng các phương thức thanh toán di động. Theo lộ trình thì đến năm 2025, quốc gia này sẽ giảm thiểu hình thức rút tiền tại cây ATM và loại bỏ hoàn toàn tiền giấy.
Theo Ong Ye Kung, người đứng đầu Ban Quản trị Tiền tệ Singapore thì nền tảng thanh toán được chính phủ xác nhận - PayNow, hiện đã có hơn 1,4 triệu người dùng, và gần 900 triệu đô la Singapore (662 triệu đô la Mỹ) đã được chuyển qua dịch vụ kể từ khi ra mắt vào năm ngoái.
Ngoài ra, tổng số rút tiền mặt tại các máy ATM đã giảm hơn 300 triệu đô Singapore/năm. Tất cả các con số trên chính là tín hiệu tích cực cho mục tiêu hiện đại hóa cuộc sống, khẳng định chiến lược lâu dài "thanh toán tương lai - thanh toán một chạm".
Và rõ ràng là sau này, bạn cũng dần phải học cách thích nghi nếu không muốn đi du lịch mà chẳng biết tiêu tiền kiểu gì.
Tham khảo: SCMP, Today online
Hải Yến
Helino