Đồng hồ thông minh Apple Watch ghi nhận nhịp tim đo được tăng mạnh trong khoảng thời gian trận đấu giữa Colombia và Anh diễn ra, trang The Independence cho biết.
Hoá ra, thể thao là một môn thú vui chủ động - ngay cả đối với những người chỉ thích xem chứ không thích chơi bóng. Và kết quả của một trận đấu có thể ảnh hưởng đến thể chất cũng như tinh thần của người xem. Rất nhiều trong số đó là các ảnh hưởng tích cực: cổ vũ cho một đội bóng có thể mang đến cảm giác cộng đồng, một lý do để tương tác với người khác, nâng cao sự tự tin khi đội tuyển nhà chiến thắng, các chuyên gia chia sẻ.
Thế nhưng, đu quay cảm xúc mà bóng đá mang lại cũng có thể có ảnh hưởng tiêu cực. “Mọi người thường lo lắng cho các vận động viên của mình,” John Ryan, một bác sỹ chuyên khoa tim tại Đại học Chăm sóc Sức khoẻ Utah chia sẻ. “Tôi thì lại lo lắng hơn cho những người trên khán đài. Họ là những người bị thiếu nước. Họ có thể đang uống đồ uống có cồn, họ đang bị nóng và có thể còn đang căng thẳng nữa.” Tất cả những điều này đều không tốt cho sức khoẻ và dữ liệu do Apple Watch hay Fitbit ghi lại đã hé lộ cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất: trái tim.
Chúng ta đều đã biết một vài nguyên nhân gây ra đau tim trong dài hạn bao gồm huyết áp cao, hút thuốc và trì trệ hoạt động. Thế nhưng, còn có một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra đau tim, trong đó có thể kể đến cố gắng quá sức, cảm xúc mạnh, thảm hoạ tự nhiên và cả xem một trận bóng gay cấn.
Các bác sỹ chuyên về tim mạch đã ghi nhận nhiều vụ đau tim xảy đến với người hâm mộ bóng đá trong nhiều thập kỉ trở lại đây. Năm 1996, Pháp đánh bại Hà Lan trong trận chung kết bóng đá Châu Âu phải cần đến loạt sút penalty để phân định thắng thua. Hôm đó, 14 người đàn ông Hà Lan đã qua qua đời vì đau tim nhiều hơn trung bình. Số vụ đau tim cũng tăng vào năm 1998 sau khi Anh gặp Argentina tại trận tứ kết World Cup. Argentina năm đó thắng Anh và vào ngày đó 55 vụ đau tim đã được ghi nhận nhiều hơn mức trung bình mỗi ngày.
“Có lẽ cảm xúc từ những trận đấu căng thẳng đã tạo ra các sự kiện liên quan đến tim mạch,” Robert Kloner, giám đốc nghiên cứu tim mạch tại Viện nghiên cứu Y tế Huntington ở California, Mỹ chia sẻ. Ông Kloner không khuyên mọi người dừng xem thể thao. Thế nhưng nếu bạn có vấn đề về tim và cảm thấy căng thẳng khi xem mỗi trận đấu lớn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ về cách xem bóng an toàn.
Ryan, bác sỹ chuyên khoa tim tại Đại học Chăm sóc Sức khoẻ Utah, cũng khẳng định những rủi ro liên quan đến đau tim khi xem bóng đá là rất thấp - thế nhưng ông vẫn đưa ra một số lời khuyên mà mọi người nên tuân theo: hãy uống nhiều nước, giữ cơ thể mát mẻ, ăn uống đầy đủ và dùng đồ uống có cồn ở mức vừa phải. “Những lời khuyên này không chỉ đúng khi bạn xem bóng đá mà còn đúng trong cả cuộc sống hàng ngày nữa,” ông chia sẻ.
Thế nhưng tại sao thể thao lại tạo ra những cảm xúc mãnh liệt? Là người hâm mộ một đội tuyển có thể là một phần quan trọng trong niềm cá tính của một người, Ed Hirt, một giáo sư tâm lý xã hội tại Đại học Indiana chia sẻ. “Vì thế khi một đội tuyển thi đấu, nó như thế này ‘Tôi đi ra toà đây;” ông nói. “Khi đội bóng thi đấu tốt, thế giới thật tốt đẹp, tôi cũng cảm thấy tốt đẹp. Và khi đội tuyển của tôi thua, mọi thứ như thế chấm dứt vậy.”
Bạn có thể nhận thấy nét cá tính này trong cách người ta chia sẻ về chiến thắng của đội bóng mình yêu thích. Theo đó, họ hay nói “Chúng tôi thắng rồi”. Từ “chúng tôi” ở đây thể hiện sự gần gũi với đội bóng và làm tăng sự tự hào. Thế nhưng đôi khi những cảm xúc này lại biến thành các hành động quá khích. Hiện tượng này gọi là “ăn mừng một cách bạo lực”. Các nhà khoa học vẫn đang cố tìm ra câu trả lời bởi một số thống kê cho thấy những fan cuồng nhiệt cho một đội bóng thường gây ra nhiều tắc rối hơn các fan trung lập, ngay cả khi đội mà họ cổ vũ chiến thắng. Đồ uống có cồn cũng có thể là một nguyên nhân “thêm dầu vào lửa”, Jason Lanter, một giáo sư tâm lý học thuộc Đạo học Kutztown chia sẻ.
Một thống kê được thực hiện bởi một nhà báo BBC và một giáo sư người Anh chuyên về thống kê cho thấy các vụ bạo lực trong nước có khả năng tăng tới 30% khi có trận đấu quan trọng diễn ra, bất kể đội tuyển Anh thắng hay thua.
Dẫu sao đi chăng nữa, những nghiên cứu này vẫn có một điểm chung. Chúng chưa thể khẳng định chắc chắn bóng đá gây ra những hậu quả đó. Như một chuyến tàu lượn cảm xúc, người ta có thể nói “tôi sợ chết khiếp cái tàu lượn kia nhưng nó thật tuyệt vời… hãy cùng thử lại lần nữa nào”. Người hâm mộ xem bóng đá vì sự hào hứng, vì sự căng thẳng, vì sự giải toả, cho sự hồi hộp và cho sở thích của chính mình. Chúng đều là những trải nghiệm hết sức thoả mãn.